Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

Đề cương ôn tập môn quản lý hành chính nhà nước - quản lý nghành


CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NNCHXHCNVN
1.     Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
CSKH: Xuất phát từ bản chất dân chủ của NN XHCN. Ở nước ta sau thắng lợi của cuộc cm dân chủ đã làm thay đổi chủ thể quyền lực NN, nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
Nội dung của nguyên tắc được HP ghi nhận:
+ Điều 53, HP 1992: “CD có quyền tham gia quản lý NN và XH, thảo luận, kiến nghị với NN và địa phương, biểu quyết khi NN trưng cầu ý kiến”.
+ Điều 54, HP 1992: “CD có quyền tham gia quản lý NN và XH qua quyền bầu cử, ứng cử vào quốc hội và HĐND các cấp”.
+ Điều 74, HP 1992: “CD có quyền khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm PL của cơ quan NN, cá nhân trong bộ máy NN. Những người làm trong cơ quan bảo vệ PL  làm trái PL đều phải chịu trách nhiệm trước PL”.
Yêu cầu: NN pháp quyền XHCN tạo ra những khả năng, điều kiện và phương tiện để ND tham gia quản lý NN, XH. Trong quá trình phát triển XH các chức năng quản lý ngày càng đơn giản vì trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
2.     NN CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của ĐCS VN.
CSKH: Xuất phát từ bản chất của g/c CN VN, của NNPQXHCN, thể hiện trong tổ chức và hoạt động của NN và đc ghi trong điều 4 HP 1992.
Nội dung:
+ Đg lãnh đạo NN trước hết thông qua xây dựng và hoàn chỉnh cương lĩnh, chiến lược, định ra các chủ trương chính sách cho hoạt động của NN và toàn XH để phát triển theo định hướng XHCN, vì mục tiêu “Dân giàu …”
+ Đg lãnh đạo bằng tuyên truyền, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của Đg viên và tổ chức Đg. Xây dựng đg lối phù hợp với lợi ích ND, đc ND ủng hộ và thực hiện. Như vậy, thực chất sự lãnh đạo của Đg là sự lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo đk để NN tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, thực hiện chức năng quản lý của mình.
+  Thông qua công tác cán bộ, lựa chọn những Đg viên ưu tú của mình tham gia vào các cơ quan NN trc hết là QH và HĐ ND các cấp bằng con đường giới thiệu để ND lựa chòn bầu ra. Vì vậy, cơ chế dân chủ cũng là thước đo uy tín và năng lực của Đg trc XH và ND.
Yêu cầu: Đg lãnh đạo NN nhưng phải đặt mình trong khuôn khổ HP và PL. NN là cơ quan hành pháp phải kịp thời phổ biến đg lối, chính sách của Đg thông qua hệ thống văn bản, quy phạm PL để ND nhận thức và thực hiện. Cần đề phòng và đấu tranh chống lại quan điểm sai lầm muốn tách Đg ra khỏi NN, âm mưu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đg, xóa bỏ chủ nghĩa Mac-Lênin, đưa đất nc đi chệch khỏi mục tiêu CNXH.
3.     Tập trung dân chủ.
CSKH: Xuất phát từ bản chất của NNPQXHCN của dân, do dân và vì dân, nó chi phối việc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
Nội dung:
+ Bộ máy NNPQXHCN theo quy định của HP gồm 3 cơ quan thực hiện 3 chức năng khác nhau: QH – lập pháp, Chính phủ - hành pháp, Tòa án ND – tư pháp. Hoạt động của các cơ quan này theo nt tập trung dân chủ nhưng ở mỗi cơ quan nguyên tắc này cũng thể hiện khác nhau.
+. QH: khi giải quyết những vấn đề hệ trọng, các ĐB thường cân nhắc: lợi ích của cả nc, của Quốc gia với lợi ích của địa phương, ngành, khi biểu quyết các ĐB ko chỉ thể hiện ý chí của cả nc mà còn chú ý đến nguyện vọng của cử tri đã bầu ra họ, trong hđ của QH thì thiểu số phục tùng đa số.
+. Chính phủ: vừa là thiết chế làm việc với chế độ tập thể quyết đinh theo đa số về những vấn đề quan trọng, vừa đề cao vai trò cá nhân của thủ tướng CP. Trong hđ của CP vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập thể, vừa đảm bảo sự quản lý của người đứng đầu CP.
+. Tòa án: trong các hđ xét xử, đòi hỏi thực hành đúng quan hệ làm việc giữa thẩm phán, hội thẩm và các thành viên khác trong hđ tố tụng, xác lập quan hệ giữa các cấp xét xử, quan hệ giữa các cơ quan điều tra.
Yêu cầu: Phải nhận thức nt tập trung dân chủ là yếu tố đảm bảo hiệu lực quản lý của bộ máy NN / cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan TW cũng như địa phương. Đồng thời các cơ quan NN phải hđ đúng chức năng, quyền hạn được quy định theo PL.
4.     Pháp chế.
CSKH: NN ta là NNPQXHCN, vì thế tổ chức và hđ phải tuân theo nt pháp chế.
Nội dung:
+ Là sự hiện diện của một hệ thống PL cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xh làm cơ sở một trật tự PL và kỉ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đày đủ PL trong tổ chức và hoạt động của NN, các cơ quan đơn vị, tổ chức và đối với công dân.
+ Một trật tự pháp chế phải có:
. 1 hệ thống PL cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xh.
. PL phải đc thực hiện nghiêm minh trong cuộc sống, từ các cơ quan NN, các tổ chức xh và công dân. Để nhận biết xh có pháp chế, người ta xem xét PL đã có hay chưa? có đầy đủ hay không? PL đc thực hiện ra sao?
Yêu cầu:
+. NN phải ban hành các văn bản PL 1 cách kịp thời và có hệ thống.
+. Các cơ quan NN đc lập ra và hđ trong khuôn khổ PL quy định về địa vị pháp lý, quy mô và thẩm quyền.
+. Sự tông trọng HP, PL của cơ quan NN. NN thay mặt nhân dân ban hành PL, NN cũng bị PL điều chỉnh.
è Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của NN có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thực hiện tốt các nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cho NN ta là “NNPQXHCN, của dân, do dân và vì dân” trong tổ chức và hoạt động.



Câu 2: Tính chất của nền hành chính NNCHXHCNVN
1.     Lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
Xét trên góc độ NN, các nhà cầm quyền của một quốc gia có 2 nv:
+ Chính trị: Định ra đg lối chủ trương chính sách cho hđ của NN, định hướng cho sự phát triển xh, biểu hiện ý chí NN/ sự lãnh đạo của ĐCS.
+ Hành chính: là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Những vấn đề cơ bản về ct nc ta: kiên trì CN Mac-Lênin, tt HCM; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNXHCN, chống diễn biến hòa bình, do ĐCS VN lãnh đạo.
Hệ thống ct nc ta gồm: ĐCSVN, NNCHXHCNVN và các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị. Là một thể thống nhất trong việc xây dựng và hoàn thiện NN. Vì vậy việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy NN phải đặt trong mối quan hệ: ĐCSVN với NNCHXHCNVN, giữa NN với những đoàn thể quần chúng mang tính chất ct.
NNCHXHCNVN là đại diện của nền hành chính NNVN tập hợp các đoàn thể quần chúng để thực thi quyền lực ct do ĐCS đề ra.
è Nền HC NNCHXHCNVN phụ thuộc vào ct và hệ thống ct.
2.     Tính pháp luật
Với tư cách là cơ quan quyền lực NN, HCNN mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức xh, cơ quan NN và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính đảm bảo và giữ vững kỉ cương, trật tự xã hội.
Đòi hỏi các cơ quan hc và công chức phải đảm bảo tính quyền uy, nghĩa là nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đồng thời phải tạo dựng uy tín về ct, phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ.
Quyền uy là sự thống nhất giũa quyền lực và uy tín; các nhà quản lí hc NN phải có quyền uy thì mới phát huy tính pháp luật trong quản lí hc NN.
3.     Tính thường xuyên, ổn định.
NV hc của NN là phục vụ công vụ và công dân. Do vậy hđ hc NN không được làm theo lối phong trào, chiến dịch mà phải hđ thường xuyên, liên tục.
Để hđ hc NN đc tiến hành thường xuyên đội ngũ công chức phải ổn định và có năng lực, phẩm chất đạo đức ngang tầm nv trong từng thời kì.
NN là một sản phẩm xh, đời sống xh biến chuyển không ngừng, do đó, nền hc NN cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xh trong từng thời kì, phải phù hợp với xu thế chung của thời đại.
4.     Tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao.
Nền hành chính NN đc thực thi bởi đội ngũ công chức. Đối với các công chức NN, kiến thức chuyên môn và kĩ năng quản lí điều hành thực tiễn là tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Tính chuyên môn hóa nghề nghiệp ở trình độ cao là cơ sở để đảm bảo thực hiện công vụ, vì vậy việc tuyển dụng cán bộ, công chức phải đúng chuyên môn và phải có phẩm chất đạo đức.
5.     Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.
HCNN là hệ thống thông suốt từ TW đến địa phương. Mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức đều có thẩm quyền riêng và quyền lực chính đáng.Tính thứ bậc chặt chẽ đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng TW, cả nước phục tùng chính phủ. Bên cạnh đó mọi hoạt động quản lí HCNN phải sát dân, chủ động, sáng tạo, linh hoạt.
6.     Tính không vụ lợi.
HCNN chỉ có nv phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Các cơ quan, công chức đều phải thể hiện tính công tâm, trong sạch, liêm khiết, thực hiện lời BH dạy: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
7.     Tính nhân đạo.
Bản chất NN ta là NN dân chủ, NN của dân, do dân và vì dân. Do vậy tất cả đều phải xuất phát từ lợi ích của dân, phải tạo mọi sự thuận lợi cho dân. Các cơ quan hành chính và công chức không được quan liêu, cửa quyền hách dịch gây phiền hà cho dân.
è So với nhiều nước khác / TG, quản lí NN ở nc ta có ba giá trị cốt lõi:
+ QLNN đc tiến hành trong đk hệ thống ct 1 Đg lãnh đạo là ĐCSVN.
+ QLNN đc thực hiện trong 1 cơ cấu quyền lực NN thống nhất ko phân chia nhưng có sự phân công hợp lý giữa ba quyền.
+ QLNN đc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 3: Các nguyên tắc của công vụ.
1.     Phục vụ nhân dân vô đk
Công vụ thể hiện ý chí và đáp ứng lợi ích của nhân dân và NN, thể hiện ở chỗ công vụ là phương tiện thực hiện nhiệm vụ, chức năng của NN. Người công chức khi thức thi công vụ phải chịu sự kiểm tra của nhân dân và các cơ quan NN có thẩm quyền, không được tùy tiện làm theo ý của cá nhân mình. Cán bộ công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.
2.     Nguyên tắc tập trung dân chủ
Thể hiện ở chỗ cơ quan quản lí NN ở TW thống nhất quản lí nền công vụ bằng cách xác định và tổ chức thực hiện danh mục các chức vụ của cơ quan và công sở NN, định ra phương thức tuyển chon, thăng chức, giáng chức, điều động, luân chuyển công chức, quy định các ngạch, bậc công chức và chế độ đãi ngộ chung.
Để đảm bảo vừa tập trung vừa dân chủ, các cơ quan TW trong qua trình hoạch định chính sách cần tham khảo ý kiến của các cơ quan NN ở địa phương và các tổ chức xh để đưa ra quyết định phù hợp. Mặt khác để quản lí công chức đc sát và phát huy sáng kiến cần phải phân cấp quản lí công chức cho địa phương và cơ sở. Việc phân cấp phải đảm bảo sự quản lí thống nhất tránh tùy tiện hoặc trái với quy chế chung.
3.     Kế hoạch hóa.
Công vụ dduc hình thành và phát triển theo kế hoạch NN. Các cơ quan NN phải xác định rõ số lượng, các danh mục chức vụ, các ngạch, bậc và số lượng biên chế cần thiết.
Để xây dựng nền công vụ thích hợp đồng thời các cơ quan cũng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức để giảm nhẹ biên chế làm cho bộ máy gọn nhẹ, có hiệu quả.
4.     Pháp chế
Công vụ là tổ chức đc xây dựng dựa trên cơ sở PL và đảm bảo pháp chế, phải thực hiện dúng thẩm quyền. Do đó, cán bộ - công chức khi thi hành công vụ không được lạm dụng quyền lực để gây nhiễu sách với dân, tham những và các hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức.
Điều 8: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, NN và ND:
1.     Trung thành với ĐCSVN, NNCHXHCNVN; bảo vệ danh dự TQ vì lợi ích quốc gia.
2.     Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3.     Liên hệ chặt chẽ với ND, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của ND.
4.     Chấp hành nghiêm chỉnh đg lối, chủ trương, chính sách của Đg, và PL NN.
Điều 9: Nghĩa vụ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
1.     Thực hiện đúng, đầy đủ và chiiuj trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2.     Có ý thức kỉ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm PL trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật NN.
3.     Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4.     Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản NN được giao.
5.     Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái PL thì phải báo cáo kịp thời bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng người thi hành không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước PL về quyết định của mình.
6.     Các nghĩa vụ khác theo quy định của PL.
Điều 10: Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu:
1.     Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2.     Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thi hành công vụ của cán bộ công chức.
3.     Tổ chức các biện pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4.     Tổ chức thực hiện các quy định của PL về dân chủ cơ sở, văn hóa trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lí kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thộc quyền quản lí có hành vi vi phạm pháp luật, có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân.
5.     Giải quyết kịp thời đúng PL, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.
6.     Các nghĩa vụ khác theo quy định của PL.
Câu 4: Những việc cán bộ, công chức không được làm.
Điều 18: … liên quan đến đạo đức công vụ:
1.     trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2.     Sử dụng tài sản NN và NN trái PL.
3.     Lợi dụng, lạm dụng quyền hạn, nhiệm vụ; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4.     Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19: … liên quan đến bí mật NN:
1.     Không được tiết lộ bí mật NN dưới mọi hình thức.
2.     … làm việc có liên quan đến bí mật NN thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được phép làm công việc có liên quan đến nghành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc có liên quan đến nước ngoài.
3.     Chính phủ quy định cụ thể danh mục nghành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với người phải áp dụng quy định tại điều này.
Điều 20: những việc … không được làm:
Ngoài những điều đã quy định ở điều 18. 19 của luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác quân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của PL và cơ quan có thẩm quyền.

Câu 5: Tuyển dụng công chức.
Điều 35: căn cứ tuyển dụng công chức:
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Điều 36: Điều kiện đăng kí dự tuyển công chức:
1.     Người có đủ các đk sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng kí dự tuyển công chức.
a.      Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
b.     Đủ 18 tuổi trở lên.
c.      Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng.
d.     Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.
e.      Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
f.       Đủ sức khỏe để thực hiện nv.
g.     Các yêu cầu khác theo quy định của vị trí dự tuyển.
2.     Những người sau đây không được dự tuyển công chức:
a.      Không cư trú tại VN.
b.     Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
c.      Đăng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Điều 37: Phương thức tuyển dụng công chức:
1.     Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với nghành, nghề, đảm bảo lựa chọn những người có phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
2.     Người có đủ đk quy định tại khoản 1 điểu 36 của luật này cam kết làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có đk kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
3.     Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.
Điều 38: Nguyên tắc tuyển dụng:
1.     Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan và đúng PL.
2.     Đảm bảo tính cạnh tranh.
3.     Tuyển dụng đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4.     Ưu tiên tuyển dụng những người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Điều 39: Cơ cuan tuyển dụng công chức:
1.     Tòa án ND tối cao, Viện KSND tố cao, Kiểm toán NN thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lí.
2.     Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chứ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lí.
Câu 6: Trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
-         Công chức thự hiện công vụ theo pl, phải tận tụy, trung thực,, hết lòng vì công vụ được giao.
-         Khi thực thi công vụ công chức không đượ tự ý rời bỏ công sở hoặc ngừng thi hành công vụ khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
-         Khi thi hành công vụ, công chức phải thể hiện thái độ lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn. Đối với dân phải lắng nghe ý kiến, đối với đồng nghiệp phải tôn trọng hợp tác.
-         Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ phải nắm vững nội dung công việc, am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và giải quyết công vhieecj đúng chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ.
-         Cán bộ, công chức không được tùy tiện giải đáp, hướng dẫn giải quyết công việc trái pl và các quy định của cơ quan có thẩm quyền. Công chuecs có nhiệm vụ tiếp và giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Khi giải quyết công việc phải khẩn trương không được để đương sự đi lại nhiều lần, không được nhận quà biếu của công dân và tổ chức. Cán bộ, công chức phải có trách nhiệm tiết kiệm, bảo vệ tài sản của NN, của công dân.
-         Công chức khi thi hành công vụ phải đeo thẻ công chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét